Một sự thách thức?
Các cụm từ như “sự “ngạo nghễ” của công trình,” “công khai thách thức” hay “một sai phạm giẫm lên sai phạm” có thể dịch sang tiếng Anh như thế nào? Tham khảo Bài luyện dịch báo chí Việt-Anh này nhé!
Công trình Mã Pì Lèng Panorama sau cải tạo còn cho cảm giác bề thế hơn trước. Ảnh: Đức Kế / TTO
Một sự thách thức?
(Thanh Niên) – Cục Di sản văn hóa vừa có công văn yêu cầu Sở VH-TT-DL Hà Giang cung cấp thông tin và giải thích (1) về việc công trình Panorama Mã Pì Lèng bị dư luận phản ứng rằng càng cải tạo thì càng bề thế hơn trước.
*Giọng đọc độc giả Đào Mai Quyên, Hà Nội:
Trước đó, với áp lực của dư luận, Bộ VH-TT-DL đã ra Công văn số 4141/BVHTTDL-DSVH ngày 14.10.2019, thống nhất với các bên liên quan và hướng dẫn về phương án khắc phục công trình này theo hướng biến Panorama Mã Pì Lèng thành một điểm dừng chân với kiến trúc, cao độ hài hòa với cảnh quan và có hình thái phù hợp với văn hóa bản địa.
Việc cải tạo theo hướng nâng tầng “hoành tráng” hơn của chủ đầu tư Panorama Mã Pì Lèng, qua hình ảnh mà du khách ghi được, là đi trái với tinh thần của công văn nói trên. Hơn thế, sự “ngạo nghễ” của công trình (2) hiện tại trước cảnh quan gần như là một đáp trả có tính công khai thách thức (3) đối với giới quan sát, chuyên môn từng lên tiếng bảo vệ giá trị di sản thiên nhiên Mã Pì Lèng.
Điều này sẽ tạo ra một tiền lệ rất xấu trong việc quản lý xây dựng nói riêng, trong vấn đề bảo vệ di sản nói chung.
Cũng cần xác định rằng, nếu như đây là một sai phạm giẫm lên sai phạm (4), thì chính Bộ VH-TT-DL cũng cần phải nhận một phần trách nhiệm (5) quan trọng trong việc giám sát thực thi hướng dẫn chuyên môn.
Câu chuyện này nhắc nhớ rằng, việc xử lý sai phạm hướng đến bảo vệ di sản được ban hành từ cơ quan chuyên môn trung ương xuống địa phương cần những phương án mang tính chi tiết, cụ thể và những giải pháp chuyên môn, để tránh trường hợp tìm kẽ hở, tự ý diễn dịch (6), càng sửa càng sai nhiều hơn và sai lộ liễu hơn.
Câu chuyện quản lý di sản từ công trình Panorama Mã Pì Lèng có thể nói là một trường hợp điển hình (7), cho thấy sự qua loa đại khái trong xử lý vi phạm các vụ việc xâm hại đến tự nhiên và công trình kiến trúc lịch sử sẽ là cơ hội cho những tiêu cực phát sinh, những “luật chơi ngầm”, những màn phù phép tiêu cực (8) để cái sai không những không bị xóa bỏ mà còn liên tiếp được sinh ra ở mức độ nặng hơn.
Nếu những sai phạm đó không được xử lý triệt để, thì mất mát nằm ở chính niềm tin của người dân vào sự chính trực, công minh của bộ máy quản lý. Cuối cùng, mất mát lớn nhất, đó chính là công sản, di sản của cộng đồng, là tài nguyên quý giá đang bị rúc rỉa, bào mòn từng ngày.
Nguồn: https://thanhnien.vn/chao-buoi-sang/mot-su-thach-thuc-1322048.html
*Chú thích:
(1) cung cấp thông tin và giải thích: Cụm từ này nhìn lướt qua có vẻ là hai ý nhưng thực ra yêu cầu giải thích đã bao gồm cung cấp thông tin trong đó. Do vậy, chúng tôi gợi ý chỉ dùng “to ask for explanations”.
(2) sự “ngạo nghễ” của công trình: Từ “ngạo nghễ” được dịch sát trong tiếng Anh là “haughtiness,” với nghĩa theo từ điển Oxford là “the appearance or quality of being arrogantly superior and disdainful”. Tuy nhiên, trong mạch văn này, chúng tôi gợi ý dùng từ “dominance” để chỉ sự hoành tráng của công trình trước quang cảnh xung quanh mà không có ý “disdain,” tức là ý “khinh thường” trong từ “ngạo nghễ”.
(3) công khai thách thức: Từ “thách thức” ở đây nên dịch là “defiance,” với nghĩa là “resistance” hay “disobedience,” theo chúng tôi là đúng với nghĩa trong câu, hơn là từ “challenge,” với nghĩa chính là “sự thử thách”.
(4) một sai phạm giẫm lên sai phạm: Cụm từ này được hiểu là sai phạm đã phức tạp hơn (do không tuân thủ hướng dẫn). Chúng tôi gợi ý dịch theo cách diễn giải “the problem has been compounded”.
(5) cũng cần phải nhận một phần trách nhiệm: Có một cụm từ trong tiếng Anh sát với ý này, đó là “to be to blame,” với nghĩa là “to be responsible for the wrong or a fault”. Lưu ý không phải “to be blamed,” nghĩa là “to be accused of something”.
(6) tự ý diễn dịch: Gợi ý dùng cụm từ “arbitrary interpretations,” trong đó từ “arbitrary” theo từ điển Merriam-Webster có nghĩa là “based on or determined by individual preference or convenience”.
(7) trường hợp điển hình: Trong ngữ cảnh này, được hiểu là “một điển cứu,” “a case study,” để xem xét, rút kinh nghiệm.
(8) những màn phù phép tiêu cực: Xin gợi ý dùng “devilish maneuvering,” trong đó “devilish” có hàm nghĩa tiêu cực.
*Bài dịch gợi ý:
Is it defiance?
(Thanh Nien) – The Department of Cultural Heritage has just sent a letter to Ha Giang Province’s Department of Culture, Sports and Tourism to ask for explanations about the Ma Pi Leng Panorama, a structure that has become even more magnificent after renovations following public protests for spoiling the scenery.
Faced with public criticism, the Ministry of Culture, Sports and Tourism issued Correspondence 4141/BVHTTDL-DSVH dated October 14, 2019 approving opinions by relevant agencies and giving instructions for renovation, with an aim to turn Ma Pi Leng Panorama into a rest-stop with an architectural design and height limit in harmony with the landscape and local ethnic culture.
However, the renovation of Ma Pi Leng Panorama by adding a floor to make it more magnificent, as seen in images captured by tourists, violates government instructions. Furthermore, the domination of the new structure over the surrounding landscape almost amounts to open defiance of observers and specialists who have spoken out to protect the natural heritage of Ma Pi Leng.
Such developments will create a very bad precedent in construction management in particular and in heritage protection in general.
If it is ascertained that the problem has been compounded, then the Ministry of Culture, Sports and Tourism is also to blame for its failure to assure compliance to its official instructions.
The lesson to be learned is that in righting a wrong to protect heritage sites, with instructions given by a central agency to a local body, there must be concrete, detailed plans with professional solutions to avoid the arbitrary interpretations, which result in worse repairs.
The State management of the Ma Pi Leng Panorama affair is a case study of a perfunctory settlement of violations of natural, architectural and historical heritage sites which will encourage further irregularities, illicit instructions, and devilish maneuvering that will aggravate wrongdoing instead of addressing it.
If violations are not radically addressed, public confidence in the integrity and transparency of the State machine will be lost. And finally, the biggest loss will be public assets and community heritage, and invaluable resources being eroded day after day.
Hãy theo dõi Reflective English trên trang Facebook “Reflective English,” nhóm “Biên – Phiên Dịch Tiếng Anh | Reflective English” và nhóm “Tiếng Anh Phổ Thông | Reflective English” nhé!
Xem thêm