Nghệ sĩ Ánh Hoa: Lặng thầm trên phim, trong đời
Nghệ sĩ Ánh Hoa – người mẹ tần tảo của màn ảnh Việt – đột ngột qua đời vào ngày 1 tháng 11 năm 2020. Reflective English xin gửi đến bạn đọc bài luyện dịch Việt-Anh về cuộc đời và sự nghiệp của bà.
Nghệ sĩ Ánh Hoa trong phim Giã từ dĩ vãng
(TUỔI TRẺ ONLINE) – Ánh Hoa là người nghệ sĩ mà có thể khán giả không thể nhớ tên bà nhưng gương mặt đôn hậu, ánh mắt u buồn của bà luôn khiến khán giả thương cảm với biết bao nhiêu vai người mẹ, vai bà ngoại, bà nội từ sân khấu đến màn ảnh.
*Giọng đọc độc giả Đào Mai Quyên, Hà Nội:
Sau một cơn tai biến nặng, nghệ sĩ Ánh Hoa (sinh năm 1941) đã trút hơi thở cuối cùng lúc 12h15 ngày 1-11.
Đó là người nghệ sĩ mà có thể khán giả không thể nhớ tên bà nhưng gương mặt đôn hậu, ánh mắt u buồn của bà luôn khiến khán giả thương cảm với biết bao nhiêu vai người mẹ, vai bà ngoại, bà nội từ sân khấu đến màn ảnh.
Xuất thân là con của nghệ sĩ cải lương, bà Ánh Hoa cũng nối nghiệp gia đình và sớm được làm đào, đảm nhận những vai mụ khi tuổi đời còn rất trẻ.
Nên duyên với “ông vua xàng xê” Minh Chí, bà tiếp tục lao vào nghiệp làm bầu để lèo lái gánh hát mang tên chồng. Sau 1975, vợ chồng bà cùng về công tác tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.
Trân trọng mọi vai diễn được giao
Nếu bảo điểm lại những vai diễn nổi bật, ghi đậm dấu ấn của nghệ sĩ Ánh Hoa trong làng cải lương thì có lẽ rất khó. NSƯT Lê Thiện – phó giám đốc nhà hát lúc bấy giờ – chia sẻ: “Nghệ sĩ Ánh Hoa không có một sự nghiệp rực rỡ nhưng chị có độ bền.
Chị là người yêu nghề, hiền lành, nghiêm túc và đặc biệt luôn trân trọng những cơ hội được giao dù lớn dù nhỏ. Chính vì vậy nên với một vai diễn có thể nhiều người diễn được nhưng đạo diễn sẽ luôn nhớ và ưu tiên mời chị.”
Bà Nguyễn Thị Nở, em ruột nghệ sĩ Ánh Hoa, kể hồi về Nhà hát Trần Hữu Trang, vợ chồng bà Ánh Hoa – Minh Chí sống ở cầu Chữ Y. Cuộc sống khó khăn nên bà lùi lại bán cơm tấm để chồng được hát. Bữa nào vợ chồng cùng có cơ hội diễn, họ ghém cơm vô cà mèn rồi cứ thế lội bộ từ cầu Chữ Y ra rạp Hưng Đạo để hát.
Cần mẫn vậy nhưng cuộc đời dường như không ưu ái với bà, lần lượt chồng và bốn người con qua đời vì bệnh nan y. Tài sản duy nhất là căn nhà cũng phải bán đi để trang trải nợ nần. Bà Ánh Hoa và gia đình em út là bà Nở trôi dạt khắp Sài Gòn với hơn chục lần mướn nhà.
Chắc có lẽ khó đếm hết những vai bà mẹ của nghệ sĩ Ánh Hoa trên màn ảnh. Bà đã trôi qua ký ức của bao khán giả mộ điệu nghệ thuật, để khi bắt gặp hình ảnh bà ở đâu đó người ta sẽ thốt lên: “Cô này hay đóng mấy vai tội tội nè!”
Người phụ nữ đó không chỉ lặng thầm trên phim mà trên phim trường cùng với các em, các cháu bà cũng rất lặng lẽ. NSƯT Mỹ Uyên, từng đóng chung với bà trong phim Trúng số, nói: “Má Ánh Hoa cực kỳ hiền.
Ở hậu trường, mọi người rộn ràng, đùa giỡn nhau, má ngồi im im. Ai chọc má, má chỉ cười. Có bữa quay xong tôi chạy xe ra về, thấy má đứng xớ rớ đầu đường tôi hỏi: “Đợi gì đó má?”, má cười hiền nói má kiếm xe ôm về nhà. Tôi la lên: “Trời ơi, sao không kêu con chở về cho”, má nói: “Vậy hả, được không con?”. Tánh má sợ làm phiền người khác lắm!”
Nỗi buồn vận vào phim
Nghệ sĩ Ánh Hoa và các bạn diễn trong phim Đất phương Nam
Đạo diễn Xuân Phước là người luôn ưu tiên mời nghệ sĩ Ánh Hoa vào vai bà mẹ trên phim của mình.
Anh bàng hoàng khi nghe tin bà qua đời vì cách đây khoảng một tháng, anh vừa mời bà quay quảng cáo. Với anh, nghệ sĩ Ánh Hoa có đôi mắt đầy xúc cảm, 90% vai diễn của bà là nhân vật đau khổ. Bởi ánh mắt ấy dường như lúc nào cũng có niềm đau, sự cam chịu...
Xuân Phước xúc động nói: “Tôi biết ở tuổi này má còn phải làm việc để tự nuôi sống bản thân nhưng má rất tự trọng. Chưa bao giờ má nhắn gửi kêu có phim gì thì gọi má. Nhưng má luôn là lựa chọn số 1 của tôi.
Đã mời má là yên tâm, đến phim trường y bon giờ giấc, hòa đồng với bạn diễn, không tỏ ra mình là người lớn. Quay đến khi nào đạo diễn bảo hết vai mới về chứ không hối. Nhớ một lần xế chiều là vai má đã xong, tôi lu bu công việc không để ý, đến tối đi qua một góc phim trường thấy má nằm ngủ chèo queo.
Tôi hết hồn kêu anh em mời má về, mình lỡ quên không nói hết vai vậy là má cứ chờ, hình ảnh đó cứ làm mình ray rứt và thương hoài...”.
Tang lễ của nghệ sĩ Ánh Hoa được tổ chức tại căn nhà thuê trong con hẻm nép dưới chân cầu đường Trần Xuân Soạn. Bà Nở nhìn xa xôi ứa nước mắt: “Tới lúc đi mà chỉ cũng lặng lẽ đi một mình không ai hay.
Hồi còn sống, cứ 4h30 chỉ thức dậy tụng kinh, rồi pha ly cà phê cúng chồng. Nhang tàn, chỉ ngồi uống cà phê rồi tâm sự với tấm hình của ảnh. Rồi chỉ bật tivi lên, coi phim một mình... Giờ chỉ đi, chắc gặp ảnh và mấy đứa con rồi, hổng chừng vậy chỉ sẽ vui hơn!”
Nguồn: https://tuoitre.vn/nghe-si-anh-hoa-lang-tham-tren-phim-trong-doi-2020110309020996.htm
*Bài dịch gợi ý:
Anh Hoa – A silent role, a silent life
(TUOI TRE ONLINE) – It might be hard for an audience to remember the name of Anh Hoa, but her gentle face and sorrowful eyes always aroused their compassion in her roles as a mother or a grandmother.
Artist Anh Hoa, born in 1941, passed away after a severe stroke on November 1.
As the daughter of cai luong (reformed theater) artists, Van Danh and Anh Nguyet, Anh Hoa followed in her family’s footsteps from a very young age. Cai luong is a form of modern folk opera originating in southern Vietnam.
She married fellow artist Minh Chi and worked to lead a theater company named after him. After 1975, the couple worked for Tran Huu Trang Theatre.
Respecting every role
It may be difficult to name any memorable roles of Anh Hoa. “She did not lead a brilliant career, but had an enduring significance,” said well-known artist Le Thien, then vice director of the theater.
With a great love for art, the good-natured woman was always serious and appreciative of any opportunities given, both for leading and supporting roles. Therefore, for a role that could be played by many people, directors always remembered and engaged her, Le Thien said.
Nguyen Thi No, a younger sister of Anh Hoa, said the actress and her husband lived in an area near the Y Bridge while working at Tran Huu Trang Theater. She opened a broken rice eatery to make ends meet, so her husband could pursue a singing career. Whenever the couple had a chance to perform on stage together, they packed their dinner and walked to the theatre.
Despite her hard work, Anh Hoa led a tragic life as her husband and three of their four children died of chronic diseases one after another while their youngest son died from a traffic accident at the age of 24. Her house, her only property, was sold to pay debts. Anh Hoa and the No family was forced to move across Ho Chi Minh City through dozens of rental houses.
It is difficult to count all the mother roles during Anh Hoa’s career. Although vivid in the memory of many art lovers, some might say: “This woman usually plays pitiful roles!” whenever they recognized Anh Hoa on TV or on the stage.
Anh Hoa not only played silent roles but also was a woman of very few words in real life. Noted artist My Uyen, who cooperated with her in the movie Trung so (Winning a Lottery), said: “Mother Anh Hoa was very gentle.”
“She just sat silently when everyone was having fun backstage. If someone teased her, she just smiled. One day, when I was about to return home after a show, I saw her standing on a street corner.”
“What are you waiting for?” I asked.
“I’m looking for a motorbike taxi to go home,” she answered.
“Gosh, why didn’t you ask me to give you a lift?”
“Really? Is it OK? I’m afraid of bothering others!”
A life of sadness
Director Xuan Phuoc always gave priority to Anh Hoa for his mother roles.
He was stunned by her death because just a month earlier he had invited her to act in an advertising video. To him, Anh Hoa’s eyes were full of feelings. Ninety per cent of her roles were miserable – her eyes filled up with sorrow and suffering.
“I knew she still had to work to earn a living at that age, but she had much self-respect. She never asked me for work. But she was always my number one choice,” said Xuan Phuoc.
“Inviting her to join a project was a safe decision. She was as regular as clockwork and got along well with colleagues. She never showed off as a senior artist. She only stopped working when directors told her to. One time, her job was done in the afternoon but I was too busy to pay attention to her. At night, I saw her sleeping in a corner of the studio,” he said.
“I was really surprised and asked some staff to tell her to go home. I forgot to tell her that her job was done. That image always arouses my anguish and compassion for her.”
Her funeral was held at a rented house nestled in a small alley at the foot of the Tran Xuan Soan Bridge. “Her death was silent, too,” No said in tears.
“When she was alive, she got up at 4:30 am to recite the Buddhist scriptures and make a cup of coffee to worship her husband. When the incense stick went out, she drank the coffee and talked to his picture. Then she watched TV alone. Maybe, she has met with him and her children in heaven now. She must be happier!”
Hãy theo dõi Reflective English trên trang Facebook “Reflective English,” nhóm “Biên – Phiên Dịch Tiếng Anh | Reflective English” và nhóm “Tiếng Anh Phổ Thông | Reflective English” nhé!
Xem thêm