A new mini-moon is about to join Earth’s orbit. It could be a booster rocket from the 60s
(CNN) – A mini-moon is on track to enter Earth’s orbit and come as close as 27,000 miles away.
View of Moon limb with Earth on the horizon, Mare Smythii Region. Earth rise. This image was taken before separation of the LM and the Command Module during Apollo 11 Mission.
However, rather than some asteroid that will orbit around (1) the Earth, it may actually just be some old space junk that made its way back to (2) our planet.
Dr. Paul Chodas, the director of NASA’s Center for Near Earth Object Studies, believes that the object, named Asteroid 2020 SO, is an old booster rocket (3) from the 1960s.
“I suspect this newly discovered object 2020 SO to be an old rocket booster because it is following an orbit about the Sun that is extremely similar to Earth’s, nearly circular, in the same plane (4), and only slightly farther away from the Sun at its farthest point,” Chodas told CNN.
“That’s precisely the kind of orbit that a rocket stage separated from a lunar mission would follow, once it passes by the Moon and escapes into orbit about the Sun. It’s unlikely that an asteroid could have evolved into an orbit like this, but not impossible.”
Chodas analyzed the motion of the asteroid backwards in time (5) to try and link it with any known lunar mission launch and found that it was likely in the “vicinity of the Earth back in late 1966.”
He said that correlates with the launch of Surveyor 2 on September 20, 1966. That mission was designed to have a soft landing (6) on the Moon, but a failure led to the spacecraft crashing, Chodas said. The Centaur rocket that was used to boost the spacecraft passed by the Moon and went into orbit near the Sun and has not been seen again, until now, Chodas suspects.
The object is likely to enter into a distant orbit around Earth in late November, and if it’s an asteroid it would be considered a mini-moon. However, if it is a booster rocket as Chodas suspects, it will just be another piece of space debris floating around space.
“In a month or so we will get an indication of whether or not 2020 SO really is a rocket body, since we should start being able to detect the effect sunlight pressure has on the motion of this object: if it really is a rocket body, it will be much less dense than an asteroid and the slight pressure due to sunlight will produce enough change in its motion that we should be able to detect it in the tracking data,” Chodas said.
It is rare for long-lost rocket stages to be captured (7) from orbit about the Sun and into orbit about the Earth, and this would only be the second instance of a rocket stage getting captured from orbit.
The only other time it happened was in 2002 from what may have been the Saturn V upper stage from Apollo 12, Chodas said.
Source: https://edition.cnn.com/2020/09/23/us/mini-moon-scn-trnd/index.html
*Chú thích:
(1) orbit around: Động từ “to orbit” mang nghĩa xoay quanh theo quỹ đạo, có thể dùng với giới từ “around” hoặc không. Xin lưu ý, bản tin có cả tổ hợp từ “orbit about the Sun” mang nghĩa xoay quanh gần Mặt Trời.
(2) made its way back to: quay trở lại. Cụm từ “to make one’s way” nghĩa là “to move”. Ví dụ: He made his way to the mountaintop.
(3) booster rocket / rocket booster: Hai từ này nghĩa gần tương đương nhau và được hiểu là tên lửa đẩy. Theo Oxford Dictionary thì “rocket booster” là “one booster in the form of a rocket,” còn “booster rocket” thì đương nhiên là “rocket” rồi – đó là lý do bản tin dùng hai cụm từ “interchangeably”.
(4) in the same plane: Trong ngữ cảnh này, đây là một thuật ngữ toán học không gian, chứ hoàn toàn không có liên hệ gì với máy bay. Nghĩa của cụm từ là “trong cùng một mặt phẳng”. Từ “plane” với nghĩa là mặt phẳng/độ cao cũng được dùng khá phổ biến trong ngoại giao, ví dụ như trong chuyến thăm của một nguyên thủ, hai bên cam kết “đưa qua hệ hai nước lên tầm cao mới” thì thường được dịch là “bringing/elevating the relationship to a higher plane”.
(5) analyzed the motion of the asteroid backwards in time: phân tích chuyển động ngược thời gian
(6) a soft landing: từ “landing” nghĩa là hạ cánh, dùng cho các vật thể bay. Trong hàng không, yêu cầu với phi công là phải thực hiện “soft landing” nhưng nhiều khi do thời tiết, một “airplane” có thể “makes hard landing,” tức đáp mạnh, hoặc thậm chí “crash landing,” nghĩa là gần như va đập xuống đường băng.
(7) to be captured: nghĩa là bị chụp ảnh, “to have pictures of something recorded or taken”.
*Bài dịch gợi ý:
Tiểu mặt trăng sắp nhập quỹ đạo trái đất. Đó có thể là tên lửa đẩy từ thập niên 1960
(CNN) – Một tiểu mặt trăng đang trên đường tiến vào quỹ đạo Trái Đất và tiệm cận ở khoảng cách 27.000 dặm.
Tuy nhiên, thay vì là một thiên thạch quay quanh Trái Đất, có thể nó thật sự chỉ là một thứ rác thải không gian lâu đời đang trên đường trở lại hành tinh chúng ta.
Tiến sĩ Paul Chodas, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vật thể gần Trái đất thuộc NASA, tin rằng vật thể này, được đặt tên là Thiên thạch 2020 SO, là một tên lửa đẩy cũ từ những năm 1960.
“Tôi ngờ rằng vật thể 2020 SO mới được phát hiện này là một tên lửa đẩy cũ vì nó đang đi theo một quỹ đạo gần Mặt Trời giống hệt như Trái Đất, gần như theo đường tròn, trên cùng mặt phẳng, và chỉ đi hơi xa ra khỏi Mặt Trời khi nó ở điểm xa nhất,” Chodas nói với CNN.
“Đó chính xác là loại quỹ đạo mà một tầng tên lửa khi tách khỏi tàu thăm dò mặt trăng sẽ đi theo, một khi nó đi ngang Mặt Trăng và thoát vào quỹ đạo gần Mặt Trời. Một thiên thạch xoay quanh trong một quỹ đạo như thế này khó xảy ra nhưng không phải là không thể.”
Chodas phân tích chuyển động của thiên thạch ngược thời gian nhằm cố liên hệ nó với bất cứ chuyến tàu thăm dò mặt trăng nào được biết đến và phát hiện ra rằng có lẽ nó ở trong “vùng phụ cận Trái Đất vào cuối năm 1966”.
Ông nói điều đó có liên quan đến việc phóng tàu Surveyor 2 vào ngày 20 tháng 9 năm 1966. Chuyến thám hiểm được thiết kế để đáp nhẹ xuống mặt trăng, nhưng một trục trặc khiến con tàu đáp mạnh. Ông dự đoán tên lửa Centaur dùng để đẩy tàu không gian bay ngang qua Mặt Trăng và đi vào quỹ đạo gần Mặt Trời và không còn thấy lại cho đến nay.
Vật thể này có lẽ sẽ đi vào quỹ đạo xa quanh Trái Đất vào cuối tháng 11, và nếu nó là một thiên thạch, nó sẽ được xem là một tiểu mặt trăng. Tuy nhiên, nếu nó là một tên lửa đẩy như Chodas nghi ngờ thì nó chỉ là một mảnh rác vũ trụ trôi nổi trong không gian.
“Trong khoảng một tháng nữa, chúng ta sẽ có được thông tin liệu 2020 SO có thật sự là một phần thân tên lửa hay không. Có lẽ, chúng ta có thể bắt đầu phát hiện ảnh hưởng của áp lực mặt trời lên sự chuyển động của vật thể này: nếu nó thật sự là phần tên lửa. Nó sẽ có độ cô đặc thấp hơn nhiều một thiên thạch và áp lực nhẹ do ánh sáng mặt trời đủ tạo ra sự thay đổi trong chuyển động mà chúng ta sẽ phát hiện ra trong dữ liệu theo dõi chuyển động,” Chodas nói.
Hiếm khi các tầng tên lửa mất tích lâu ngày lại bị bắt gặp trong quỹ đạo Mặt Trời và đi vào quỹ đạo Trái Đất. Đây sẽ chỉ là trường hợp thứ hai một tầng tên lửa bị bắt gặp trong quỹ đạo. Lần duy nhất kia xảy ra vào năm 2002 là phần của tầng trên tên lửa Saturn V từ tàu vũ trụ Apollo 12, Chodas cho biết.
Hãy theo dõi Reflective English trên trang Facebook “Reflective English,” nhóm “Biên – Phiên Dịch Tiếng Anh | Reflective English” và nhóm “Tiếng Anh Phổ Thông | Reflective English” nhé!
Xem thêm