KFC suspends its ‘finger lickin’ good’ slogan because of coronavirus
(CNN) – KFC has decided to pause using its “finger lickin’ good” slogan because ... well, that’s probably not (1) the best idea right now.
A AFC restaurant. Photo: Jetcityimage / Getty images
Several months after health officials recommended everyone stop touching their faces to help stop the spread of coronavirus, KFC said Monday that the 64-year-old slogan “doesn’t feel quite right.” (2)
“We find ourselves in a unique situation – having an iconic slogan that doesn’t quite fit in the current environment,” said Catherine Tan-Gillespie, global chief marketing officer at KFC in a statement. The menu isn’t changing and the company said the slogan will return when the “time is right.”
To be clear, Monday’s announcement is a marketing campaign. A clever one, perhaps, with good intentions baked into (3) it ... but a marketing campaign nonetheless. KFC blurred out the slogan featured on old billboards and signs in a cheeky ad released on its YouTube page.
Fast food is a low-growth, zero-loyalty business with razor-thin margins, so any bump (4) in customers is a major win for quick-serve restaurant chains.
Also similar to other fast food restaurants, KFC temporarily closed down its dining rooms in March and encouraged customers to order via its drive-thrus (5) or delivery. It also installed Plexiglas counter-top shields between employees and customers, required workers to wear masks and implemented health screenings (6) before shifts.
After a couple months of absolutely horrendous foot traffic (7) at restaurant, sales at KFC have bounced back sharply in recent months as people crave indulgences (8) during a particularly stressful time in history.
*Chú thích:
(1) well, that’s probably not: Ở đây, CNN đưa văn nói vào văn viết trong một thủ thuật báo chí giúp cho bản tin nhẹ nhàng và tương thích với nội dung phát biểu của KFC.
(2) doesn’t feel quite right: Và đây là văn nói trong thông cáo của KFC. Bạn đọc chú ý các phát biểu in đậm kế tiếp với sắc thái tương tự của KFC trong bản gốc.
(3) baked into: CNN sử dụng “rất đắt” từ của lĩnh vực ăn uống. “To bake something into” hoặc “to have something baked into” nghĩa là “lồng ghép vào, phối trộn vào để trở thành một chủng/thể loại”.
(4) bump: “gờ giảm tốc trên đường,” nghĩa ở đây là “sự nhô lên, tăng lên”.
(5) drive-thrus (hoặc drive-throughs): đặc trưng của fast-food outlets ở phương Tây, thường có đường nhánh bên hông dẫn thẳng ra đường chính, và tài xế mua hàng không cần phải xuống xe.
(6) health screenings: tầm soát, kiểm tra sức khỏe
(7) foot traffic: tương tự như “footfall,” tức số lượng khách hàng đến siêu thị, trung tâm thương mại hay cửa hàng
(8) crave indulgences: mong muốn buông thả. “To crave” nghĩa là thèm muốn, ước ao; còn “indulgences” là danh từ của “indulge,” nghĩa là cho phép mình hưởng lạc thú. Ví dụ: He indulged himself in an orgy. / Anh ta tham gia vụ ăn chơi trác táng.
*Bài dịch gợi ý:
KFC ngưng khẩu hiệu “Ngon trên từng ngón tay” do virút corona
(CNN) – KFC đã quyết định tạm ngưng sử dụng khẩu hiệu “Ngon trên từng ngón tay” bởi vì… ồ, có lẽ đó không phải là ý tưởng tốt lúc này.
Nhiều tháng sau khi giới chức y tế khuyến nghị mọi người không chạm tay lên mặt để giúp ngăn chặn vi-rút corona lây lan, KFC công bố hôm thứ Hai rằng khẩu hiệu 64 năm tuổi “có lẽ không hoàn toàn thích hợp.”
“Chúng tôi rơi vô tình huống đặc biệt – có một khẩu hiệu mang tính biểu tượng không thật phù hợp trong hoàn cảnh này,” giám đốc tiếp thị toàn cầu của KFC là Catherine Tan-Gillespie nói trong một thông báo. Thực đơn không đổi, và công ty cho biết khẩu hiệu này sẽ trở lại vào “thời điểm thích hợp.”
Thực ra, thông báo hôm thứ Hai là một chiến dịch tiếp thị. Và có lẽ đó là một kế hoạch thông minh, với dụng ý tốt lồng vào trong đó… nhưng dù gì cũng là tiếp thị. KFC đã làm mờ đi khẩu hiệu thể hiện trên các tấm quảng cáo và bảng hiệu cũ trong một mẫu quảng cáo nhí nhảnh trên trang YouTube của mình.
Thức ăn nhanh là ngành kinh doanh tăng trưởng chậm, không có khách hàng trung thành và tỷ suất lợi nhuận cực thấp, do đó việc tăng số lượng khách hàng dù nhỏ cũng là một thắng lợi lớn cho các chuỗi nhà hàng phục vụ nhanh.
Tương tự các nhà hàng thức ăn nhanh khác, KFC tạm thời đóng cửa các khu vực ăn uống của mình và khuyền khích khách hàng mua mang đi hay giao hàng tận nơi. Công ty cũng gắn các tấm chắn bằng kính dẻo bên trên quầy ngăn giữa nhân viên và khách hàng, yêu cầu nhân viên mang khẩu trang và thực hiện kiểm tra sức khỏe trước các ca.
Sau một vài tháng, lượng khách sụt giảm tận đáy ở nhà hàng, doanh thu của KFC đã bật tăng trở lại trong mấy tháng qua do người dân mong muốn buông thả trong một thời điểm cực kỳ căng thẳng trong lịch sử.
Hãy theo dõi Reflective English trên trang Facebook “Reflective English,” nhóm “Biên – Phiên Dịch Tiếng Anh | Reflective English” và nhóm “Tiếng Anh Phổ Thông | Reflective English” nhé!
Xem thêm