Coronavirus: Grattan Institute report calls for Australia to push for zero cases
(CANBERRA TIMES) – NSW, Victoria and Queensland should aggressively drive down COVID-19 cases to zero, according to a new report from the Grattan Institute.
The Grattan Institute has called for testing to ramp up once Australia gets to zero active cases. Picture: Karleen Minney / Canberra Times
The report, “Go for zero: how Australia can get to zero COVID-19 cases,” suggests that with strict social distancing measures, Victoria could get to zero active cases by October.
Lead author and Grattan Health Program director Dr Stephen Duckett says COVID-19 is a matter of short term pain for long term gain (1).
“Getting cases down to zero, and keeping them there, will be hard work – but it will save lives and enable the economy to recover more quickly,” Dr Duckett said.
“Having come this far, we should finish the job.”
He has called on the government to be crystal clear (2) that Australia is aiming for zero active cases.
“National cabinet said back in July that zero is the goal, but not every state is actually doing things that will get us to zero,” he said.
The report described NSW’s strategy of keeping cases to manageable levels without increasing restrictions as dangerous.
“That’s the yo-yo strategy (3),” he said.
“The economy could be seized with uncertainty as businesses open, close, open, and close again.”
However, the report also calls on clearer communications about the way out of lockdown.
It calls for a staggered approach (4) to easing restrictions, much like how restrictions were phased in (5), that follow clear criteria.
“Obviously as the number of cases go[es] down in the community, people will expect to have some pathway out,” he said.
“Put yourself in Western Australia’s shoes, they have zero cases, put yourself in Brisbane’s shoes, they’ve got very few [cases]... they’re more or less back to normal,” he said.
“The benefits to Western Australia far outweigh the costs.”
“We should go for zero, because the pay-off will be worth it,” he said.
*Chú thích:
(1) short term pain for long term gain: Đây là cách nói sử dụng thành ngữ “no pain no gain,” nghĩa là không nỗ lực thì không thành công.
(2) to be crystal clear: rõ ràng, trong suốt như pha lê.
(3) the yo-yo strategy: Hầu hết mọi người đều biết con quay yo-yo gắn với một sợi dây, liên tục trồi lên tụt xuống theo động tác lắc cổ tay của người chơi. Ý của câu này nói về một chiến lược trồi sụt thất thường.
(4) A staggered approach: Cách tiếp cận từng bước, theo từng thời điểm khác nhau. Trước đây, TP.HCM cũng kêu gọi cho học sinh hoặc công nhân đi học/đi làm theo “staggered working hours,” nghĩa là đi học, làm việc lệch giờ.
(5) to phase in: áp dụng theo từng bước, từng “phase”. Trái nghĩa của nó là “to phase out,” nghĩa là loại bỏ theo từng bước.
(6) pay-off: Danh từ, tương tự như “result”. Động từ “to pay off” nghĩa là mang lại kết quả. Ví dụ: His hard work has paid off, earning him good reputation and big bucks, nghĩa là “Làm việc chăm chỉ đã có kết quả, mang lại cho anh ta cả danh tiếng và tiền bạc.”
*Bài dịch gợi ý:
Viện Grattan kêu gọi Úc nỗ lực đưa số ca nhiễm vi-rút corona về không
(CANBERRA TIMES) – Các bang NSW, Victoria và Queensland cần tích cực ép số ca bệnh Covid-19 về không, theo một báo cáo mới từ Viện Grattan.
Báo cáo mang tên “Tiến tới số không: làm cách nào Úc có thể đạt không còn ca Covid-19,” gợi ý rằng với các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm khắc, bang Victoria có thể đưa số ca mắc bệnh về không vào tháng 10. Tiến sĩ Stephen Duckett, tác giả công trình và là giám đốc Chương trình Y tế Grattan, nói rằng Covid-19 là vấn đề nỗ lực ngắn hạn để có thành tựu dài hạn.
“Đưa số ca nhiễm về không, và ổn định ở mức đó, sẽ là nhiệm vụ khó khăn – nhưng điều đó cứu nhiều sinh mạng và giúp nền kinh tế phục hồi nhanh hơn,” Tiến sĩ Duckett nói.
“Đã đạt tiến bộ đến mức này, chúng ta cần hoàn tất công việc.”
Ông kêu gọi chính phủ cần phải minh định rằng Úc đang nhắm tới không còn ca bệnh.
“Vào tháng 7, nội các liên bang nói rằng mục tiêu là con số không, nhưng không phải mọi bang đang thực sự hành động để đưa chúng ta đến số không,” ông nói.
Báo cáo mô tả chiến lược của bang NSW trong việc giữ số ca nhiễm ở mức dễ quản lý mà không cần gia tăng hạn chế là nguy hiểm.
Ông nói: “Đó là chiến lược bấp bênh.”
Nền kinh tế có thể bị co giật do bất trắc khi mà các doanh nghiệp cứ mở rồi đóng, đóng rồi mở.
Tuy nhiên, báo cáo cũng yêu cầu thông tin rõ ràng về cách thức phong tỏa. Báo cáo kêu gọi cách tiếp cận từng bước trong việc nới lỏng các hạn chế, cũng giống như khi áp dụng từng bước các hạn chế trước đây, theo các tiêu chí rõ ràng.
“Hiển nhiên rằng khi số ca giảm trong cộng đồng, người dân sẽ mong muốn có một cách thức nào đó để thoát ra,” ông nói.
“Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của bang Tây Úc, họ không có ca nào, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của Brisbane, họ có rất ít ca… ở chừng mực nào đó họ đã trở lại bình thường,” ông nói.
“Những lợi ích đối với Tây Úc vượt xa cái giá phải trả. Chúng ta cần tiến tới số không, bởi vì kết quả xứng đáng với nỗ lực đó,” ông nói.
Hãy theo dõi Reflective English trên trang Facebook “Reflective English,” nhóm “Biên – Phiên Dịch Tiếng Anh | Reflective English” và nhóm “Tiếng Anh Phổ Thông | Reflective English” nhé!
Xem thêm