UK supermarket and fast food chicken linked to deforestation in Brazil
Cụm từ “tree clearance” có thể dịch là “đốn hạ cây cối” còn cụm từ “high street retailers” thì dịch sao nhỉ? Hãy tham khảo Bài luyện dịch báo chí Anh-Việt này nhé!
Recent analysis of the land owned or used by soya suppliers in the Cerrado since 2015 found 801 sq km of deforestation. Photo: Jim Wicken/Courtesy of Mighty Earth
UK supermarket and fast food chicken linked to deforestation in Brazil
(THE GUARDIAN) – Supermarkets and fast food outlets are selling chicken fed on imported soya linked to thousands of forest fires and at least 300 sq miles (800 sq km) of tree clearance (1) in the Brazilian Cerrado, a joint cross-border investigation has revealed.
Tesco, Lidl, Asda, McDonald’s, Nando’s and other high street retailers (2) all source chicken fed on soya supplied by trading behemoth Cargill, the US’s second largest private company. The combination of minimal protection (3) for the Cerrado – a globally important carbon sink (4) and wildlife habitat – with an opaque supply chain and confusing labelling systems, means that shoppers may be inadvertently contributing to its destruction.
The broadcaster and campaigner Chris Packham said the revelations showed that consumers needed to be given more information about their food.
“We’ve got to wake up to the fact that what we buy in UK supermarkets, the implications of that purchase can be far and wide and enormously damaging, and this is a prime example of that.”
The UK slaughters at least a billion chickens a year, equivalent to 15 birds for every person in the country. Many are fattened up on soya beans imported into the UK by Cargill, which buys from farmers in the Cerrado, a woody tropical savanna (5) that covers an area equal in size to Britain, France, Germany, Italy and Spain combined.
As recently as last month, drone footage taken in Formosa do Rio Preto showed huge fires burning on Fazenda Parceiro, a farm run by SLC Agrícola, which is a supplier to Cargill. Satellite data shows the fires burned 65 sq km of the farm. More than 210 sq km has been cleared on SLC Agrícola land over the past five years, according to the Aidenvironment analysis. Cargill said it broke no rules (6), nor their own policies, by sourcing from the farm in question and made clear it does not source from illegally deforested land.
Despite this destruction, produce (7) from these areas can be labelled as legal and sustainable in Brazil. This highlights the shortcomings of an international trade system that relies on local standards, which are often influenced by farmers focused on short-term economic profit, rather than long-term global good, which would incorporate the value of water systems, carbon sinks and wildlife habitats.
*Chú thích:
(1) tree clearance: Danh từ “clearance” có nghĩa là giải tỏa, như “site clearance” có nghĩa là giải tỏa mặt bằng; dọn dẹp cho thoáng. “Tree clearance” ở đây có nghĩa là đốn hạ cây cối.
(2) high street retailers: Chú ý từ “high street” có nghĩa là “main street” trong một khu đô thị, thường là nơi thương mai sầm uất. Xin lưu ý thêm với bạn đọc về từ “high” ở đây: Trong một số ghi chú trước đây, chúng tôi cũng đã nêu ví dụ “high seas” nghĩa là ngoài khơi xa còn “high winds là gió mạnh.
(3) minimal protection: Cụm từ này có đúng nghĩa theo mặt chữ là “bảo vệ ở mức tối thiểu,” nghĩa là “hầu như không được bảo vệ”.
(4) carbon sink: Nghĩa là khu vực hấp thụ cac-bon, thường là các khu rừng.
(5) woody tropical savanna: Từ “savanna” nghĩa là khu rừng thưa. Cụm từ “woody tropical savanna” có nghĩa là khu rừng thưa nhiệt đới với những cây thân gỗ.
(6) broke no rules: Cụm từ có nghĩa là vi phạm quy định. Để diễn tả từ vi phạm, ngoài cụm từ “to break (rules),” ta có nhiều từ khác nhau như “to infringe on regulations,” “to violate regulations,” …
(7) produce: Danh từ “produce” có nghĩa là nông sản nói chung, có thể là các loại hoa màu, rau quả hay thậm chí cả rượu vang.
*Bài dịch gợi ý:
Gà tại siêu thị và cửa hàng thức ăn nhanh ở Anh liên quan đến phá rừng ở Brazil
(THE GUARDIAN) – Các siêu thị và các cửa hàng thức ăn nhanh hiện đang bán thịt gà được nuôi từ đậu nành có liên quan đến hàng ngàn vụ cháy rừng và ít nhất 800km vuông diện tích phá rừng ở vùng Cerrado ở Brazil, theo một cuộc điều tra xuyên biên giới.
Tất cả các cửa hàng Tesco, Lidl, Asda, McDonald’s, Nando’s và các nhà bán lẻ ở các khu phố sầm uất đều mua gà nuôi từ đậu nành được cung cấp bởi đại gia thương mại Cargill, là công ty tư nhân lớn thứ hai của Mỹ. Việc giữ rừng kém ở Cerrado – một khu vực hấp thụ các-bon có tầm quan trọng toàn cầu và là vùng sinh sống của các loài hoang dã – kết hợp với một chuỗi cung ứng thiếu minh bạch và các hệ thống gắn nhãn gây nhầm lẫn khiến cho người tiêu dùng rất có thể vô tình góp phần vào nạn tàn phá khu vực này.
Chris Packham, phát thanh viên và là nhà vận động, nói rằng những phát hiện này cho thấy người tiêu dùng cần được cung cấp nhiều thông tin về thực phẩm họ sử dụng.
“Chúng ta cần phải thức tỉnh trước việc khi ta mua gì ở các siêu thị Anh, các tác động của việc mua sắm đó có thể rất sâu rộng và có sức tàn phá rất lớn, và đây là một ví dụ nổi bật về điều đó.”
Nước Anh giết thịt ít nhất một tỷ con gà mỗi năm, tương đương với bình quân đầu người là 15 con gà. Nhiều chú gà được vỗ béo bằng đậu nành do Cargill nhập khẩu vào Anh sau khi mua từ nông dân ở Cerrado, một khu rừng thưa nhiệt đới có diện tích bằng các nước Anh, Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha cộng lại.
Chỉ mới tháng trước, hình ảnh quay từ thiết bị không người lái tại Formosa do Rio Preto cho thấy những đám cháy lớn ở Fazenda Parceiro, một trang trại điều hành bởi tập đoàn SLC Agrícola là nhà cung cấp cho Cargill. Các dữ liệu vệ tinh cho thấy các đám cháy thiêu rụi 65km vuông tại trang trại này. Hơn 210km vuông đã bị cháy trụi ở vùng đất của SLC Agrícola trong vòng năm năm qua, theo phân tích của Aidenvironment. Cargill cho rằng họ không vi phạm các quy định, hay chính sách của chính mình, khi mua hàng từ trang trại có vấn đề và khẳng định họ không mua hàng từ những vùng đất phá rừng phi pháp.
Cho dù xảy ra phá rừng, nông sản từ những khu vực này vẫn có thể được gắn nhãn hợp pháp và phát triển bền vững ở Brazil. Điều này cho thấy những thiếu sót của một hệ thống thương mại quốc tế dựa vào các tiêu chuẩn địa phương vốn bị tác động bởi nông dân là những người chỉ tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn thay vì dựa vào lợi ích dài hạn toàn cầu, vốn đòi hỏi phải tích hợp giá trị của các nguồn nước, các khu vực hấp thụ các-bon và các khu sinh sống của các loài hoang dã.
Hãy theo dõi Reflective English trên trang Facebook “Reflective English,” nhóm “Biên – Phiên Dịch Tiếng Anh | Reflective English” và nhóm “Tiếng Anh Phổ Thông | Reflective English” nhé!
Xem thêm