Australian customs officials destroy $19,000 handbag
(CNN) – A shopper learned an expensive lesson when her $19,000 alligator-skin handbag was destroyed by customs officials in Australia because it entered the country without the correct import license.
The Australian Border Force (ABF) seized the Saint Laurent bag, bought online from a boutique in France, at a cargo depot in Perth, Western Australia in January.
The buyer had spent 26,313 Australian dollars on the handbag, according to the Australian government (1).
While alligator products are allowed into the country, their access (2) is controlled under the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES) to ensure they are not linked to the illegal wildlife trade.
Although the buyer had secured an export license from Europe, she did not have a CITES import permit for Australia, the Department of Agriculture, Water and the Environment said in a statement.
As a result, the department said, it confiscated the handbag. However, it decided not to take any further action (3) against the buyer.
Speaking about the incident, Minister for the Environment Sussan Ley warned importers that they must have the correct permits to bring certain products into the country.
“We all need to be aware of what we’re purchasing online as restricting the trade of animal products is crucial to the long-term survival of endangered species,” Ley said, adding that Australia closely monitors what comes into and out of the country.
Jason Wood, the Assistant Minister for Customs, Community Safety and Multicultural Affairs, said the country looks out for (4) illegally imported items including “fashion accessories, tourist trinkets, furs, taxidermy animals and ivory.”
In Australia, wildlife trade offenses can be punished with up to 10 years in prison and a A$222,000 fine.
*Chú thích:
Bản tin gốc khá đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên, có một vài điểm cần chú ý để có thể nắm bắt chính xác thông tin. Reflective English xin gợi ý như sau:
(1) the Australian government: Đây là từ dùng chung cho các cơ quan trực thuộc chính phủ, chứ không nhất thiết phải là chính phủ. Ví dụ như bộ, cục, tổng cục… Và dùng để phân biệt với các ngành khác như quốc hội, tòa án hay các cơ quan ngoài chính phủ.
(2) their access: việc tiếp cận để sử dụng, trao đổi mua bán… Trong ngữ cảnh, nên dịch là “việc mua bán”.
(3) to take any (further) action: Có (thêm) hành động chống lại (ai), ví dụ như xử phạt, truy tố… Đây là một thuật ngữ pháp lý. Từ thường dùng hơn là “to take legal action against someone,” tức là “đưa ai ra tòa, kiện ai ra tòa”.
(4) to look out for: cảnh giác, canh chừng cái gì. Động từ “to look out,” ngoài nghĩa “nhìn ra,” như “to look out of the window,” thường mang nghĩa “nhắc nhở cảnh giác”. Ví dụ: Look out! The road is slippery. (Coi chừng, đường trơn đó.)
*Bài dịch gợi ý:
Hải quan Úc tiêu hủy túi xách giá 19.000 đô-la Mỹ
(CNN) – Một người mua hàng đã có một bài học đắt giá khi chiếc túi xách da cá sấu giá 19.000 đô-la Mỹ của cô bị hải quan Úc tiêu hủy vì không có giấy phép nhập khẩu phù hợp khi vào Úc.
Lực lượng Biên phòng Úc bắt giữ chiếc túi Saint Laurent mua qua mạng từ một cửa hàng thời trang ở Pháp tại một điểm thông quan hàng hóa ở Perth thuộc bang Tây Úc vào tháng Một.
Người mua hàng đã trả 26.313 đô-la Úc mua chiếc túi này, theo giới chức Úc.
Cho dù các sản phẩm từ cá sấu được phép nhập vào nước này, việc mua bán chúng phải tuân theo Công ước về Thương mại Quốc tế Động-Thực vật hoang dã (CITES) để đảm bảo rằng chúng không liên quan đến việc mua bán động vật hoang dã bất hợp pháp.
Mặc dù người mua hàng đã có giấy phép xuất khẩu từ châu Âu, cô lại không có giấy phép nhập khẩu CITES dành cho Úc, Bộ Nông nghiệp, Nguồn nước và Môi trường Úc cho biết.
Do đó, bộ này cho biết, chiếc túi bị tịch thu. Tuy nhiên, bộ này quyết định không có thêm hành động pháp lý chống lại người mua hàng.
Phát biểu về sự cố này, Bộ trưởng phụ trách Môi trường Sussan Ley cảnh báo những người nhập khẩu rằng họ phải có giấy phép phù hợp để đưa các sản phẩm nào đó vào Úc.
“Chúng ta cần phải ý thức về những gì chúng ta mua qua mạng, vì việc hạn chế thương mại các sản phẩm từ động vật rất quan trọng cho sự sống còn về lâu dài của các loài nguy cấp,” bà Ley nói, và cho biết thêm rằng Úc giám sát chặt những gì ra và vào đất nước.
Jason Wood, trợ lý bộ trưởng phụ trách Hải quan, An toàn cộng đồng và Các vấn đề Đa Văn hóa, cho biết Úc luôn cảnh giác với các vật phẩm nhập khẩu lậu bao gồm “phụ kiện thời trang, đồ lưu niệm, lông thú, thú nhồi bông và ngà voi.”
Ở Úc, vi phạm luật pháp về buôn bán động vật hoang dã có thể bị ngồi tù đến 10 năm và mức phạt 222.000 đô-la Úc.
Hãy theo dõi Reflective English trên trang Facebook “Reflective English,” nhóm “Biên – Phiên Dịch Tiếng Anh | Reflective English” và nhóm “Tiếng Anh Phổ Thông | Reflective English” nhé!
Xem thêm