Quote of the day (Nov 23, 2020)
“To heal a wound you need to stop touching it”
- Anonymous -
Tạm dịch:
“Để vết thương lành, bạn cần ngưng chạm vào nó”
- Khuyết danh -
Đó là điều hiển nhiên, về mặt thể lý. Vâng, it’s obvious, physically. Nhưng, câu trích rất thú vị trên chắc chắn không chỉ để nói về mặt thể lý. Đúng hơn, tác giả khuyết danh này đang nói về mặt tâm lý.
Và, có rất nhiều mổ xẻ thú vị về câu trích này. Tuy nhiên, ở đây có lẽ chúng ta chỉ có đủ không gian và thời gian tìm hiểu vài ba ý kiến, dăm điều bàn luận có sẵn trên mạng về câu nói này.
Trên https://www.quotespedia.org/, một ý kiến khẳng định ngay rằng đây là một câu nói ẩn dụ, chứ không nói về vết thương thể lý. This is a metaphor to depict that if you truly want to heal a wound, you will need to stop reminding yourself about it all the time. Vâng, một ẩn dụ để nói rằng nếu muốn quên đi nỗi đau, bạn cần phải thôi không nhắc nhớ về nó.
Theo ý kiến này, trên đường đời ai rồi cũng sẽ bị tổn thương, nhưng nếu cứ đau đáu với những tổn thương đó, that will eventually raise your fear, and you will stop trying to make a new attempt of walking along that path. Vâng, người ta sẽ lo sợ để rồi không dám bước tiếp con đường của mình. Về mặt phân tâm học, họ đã được lập trình để lo sợ, trong khi điều quan trọng là You will have to make yourself understand that you can never walk ahead if you keep yourself burdened with the sorrows of your past all the time. Thật đúng phải không? Bạn sẽ không thể bước tiếp nếu vẫn cứ bị đè nặng bởi gánh nặng đau buồn. Hành trang càng nhẹ nhàng, bước đi càng thanh thản.
Một ý kiến khác – từ một nhà báo tương đối trẻ - cũng đặc biệt thú vị khi đề cập đến nội dung này. Trên blog cá nhân http://dinastrada.com/, cô Dina Strada, hiện viết cho website Elephant Journal ở Mỹ, đặt câu hỏi mở đầu cho bài viết của mình: How many times have you done this? Và rồi trả lời rằng những người không thể quên được quá khứ phiền muộn đang “Creating our own suffering”, tự mình chuốc khổ cho mình.
Theo cô Dina Strada, chúng ta có thói quen mặc cho đau khổ một tấm áo mới khi giao tiếp với bạn bè, hồi tưởng về nỗi đau đó trong đầu, giao thiệp với người gây khổ đau, về lại chốn cũ nơi đã gây sầu muộn cho mình, hoặc đơn giản là từ chối không rũ bỏ nó đi (We’re still rehashing it with friends, reliving it in our minds, engaging with the person who caused the pain, revisiting the spot where some traumatic event occurred or refusing to just let it go.)
Từ kinh nghiệm đau khổ của riêng mình, Dina đã có một đúc kết rằng “We all have the power and choice to end a situation.” Chúng ta có năng lực và sự lựa chọn để chấm dứt một tình huống. Vấn đề là chúng ta lựa chọn như thế nào, tiếp tục sống với nỗi buồn quá khứ hay “choose to heal by letting it go” để “create space for something better to come in.” (Xin mở ngoặc nói thêm: Bạn có thể đăng nhập vào blog của cô Dina Strada để tìm hiểu thêm nhiều suy tư thú vị, hoặc đơn giản là tương tác với nhà báo xinh đẹp này qua facebook).
Để khép lại chủ đề này, xin phép gởi tặng bạn một câu trích dẫn khác, cũng khuyết danh như câu trên (dù có website cho rằng nó thuộc về ca sĩ kiêm nhạc sĩ đương thời Lionel Richie) và có cùng chủ đề: “When your past calls, don’t answer. It has nothing new to say.” Vâng, khi quá khứ mời gọi, đừng trả lời. Chẳng có gì mới ở trong đó.
Hãy theo dõi Reflective English trên trang Facebook “Reflective English,” nhóm “Biên – Phiên Dịch Tiếng Anh | Reflective English” và nhóm “Tiếng Anh Phổ Thông | Reflective English” nhé!
Xem thêm