Ngôn ngữ của Trump (Kỳ 2)
Trong kỳ trước, chúng ta đã đề cập đến hai từ Bigly và Covfefe của Trump. Nhiều người thắc mắc không biết Tổng thống dùng hai từ này với nghĩa cụ thể như thế nào.
Theo Business Insider, Trump đã sử dụng từ này rất thường xuyên, đặc biệt trong các cuộc vận động tranh cử trước kỳ bầu cử 2016, và trên mạng xã hội, nhiều câu hỏi được nêu ra liệu ông có thật sự dùng từ bigly hay không, hay là một từ đồng âm nào khác.
Sau đó, Trump giải tỏa thắc mắc – put the confusion to bed in 2016 – khi ông xác nhận là he was indeed saying “big-league.” Thế là rắc rối mới nảy sinh. Nhà ngôn ngữ học Ben Zimmer, cũng theo Business Insider, nhận xét rằng “big league” thường là một tính từ, thế thì rất kỳ quặc khi Trump dùng nó là trạng từ, like when he said he would “cut taxes big-league.”
Vấn đề là từ bigly đúng là trạng từ, và có trong từ điển Merriam-Webster, nhưng, theo biên tập viên Kory Stamper của từ điển này, nó là một trạng từ hiếm khi dùng, và mang nghĩa tiêu cực kiểu tự mãn. “It originally meant violently or strong,” Stamper says. “Over time, it actually came to mean pompous or in an arrogant manner, which is kind of ironic.” (Theo trang web www.npr.org)
Còn big-league, cũng theo trang này, là một từ lóng, có nghĩa là ở mức cao nhất. Dĩ nhiên, đây là một tính từ ghép, được Trump dùng như một trạng từ. Và còn khó hiểu hơn khi Trump có lần còn nói rằng he would “cut taxes big league, cut regulations even bigger league.” Đến đây thì đành phải nhờ đến các nhà ngôn ngữ học xem bigger league là gì.
Còn với Covfefe thì sao? Từ này xuất hiện trong một tweet của Trump khi ông viết “Despite the constant negative press covfefe.” Nhiều người cho rằng đây là một lỗi chính tả của từ coverage, nghĩa là được đăng tải trên báo chí. Trump đã để yên từ đó một khoảng thời gian, trước khi phát đi một tweet mới vào sáng hôm sau: “Who can figure out the true meaning of 'covfefe' ??? Enjoy!” Có ai biết nghĩa của từ không? Cứ enjoy đi đã nhé.
Và khi một phóng viên hỏi thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer thì nhận được câu trả lời còn mơ hồ hơn: “I think the president and a small group of people know exactly what he meant.” Vâng, chỉ có Tổng thống và một nhóm nhỏ biết nghĩa của từ này.
Có lẽ chúng ta phải đợi. Theo các nhà ngôn ngữ, một từ mới nếu được dùng thường xuyên thì sẽ phải mất khoảng 10 năm mới có thể “chiếm chỗ” trong từ điển. Cá biệt cũng cần hai đến ba năm trước khi từ mới đó được sử dụng chính thức. Nhưng, ở Trump có khá nhiều sự cá biệt, và biết đâu chúng ta phải học thêm những từ mới, hoặc ít ra là từ cũ nhưng mang nghĩa mới, để có thể đọc hiểu ngôn ngữ này.
Và sau đây chỉ là một số ít trong vô số từ ngữ của Trump, lạ cũng như quen, mà chúng ta có thể tham khảo sớm.
- Bad hombres: có nghĩa là bad men, Trump dùng để chỉ những người nhập cư gốc Hispanic (Trung và Nam Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha);
- China virus và Kung Flu virus: Trump nói về coronavirus;
- Deep state: Trump cho rằng có một chính quyền bí mật do một số chính trị gia trong bộ máy Chính phủ điều hành.
- Enemy of the people: Trump dùng để chỉ báo chí cánh tả. Biết đâu từ này sớm trở thành từ chính thức dành cho báo chí.
- Fake news: Mọi thứ báo chí viết không thuận với Trump đều bị gắn nhãn fake news.
- Maga: Từ này giờ đã quá đại chúng khi Trump kêu gọi Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.
- Sad! Từ này trong nhiều tweet của Trump không còn mang nghĩa buồn nữa mà chỉ là một thán tự với nghĩa là không (chấp nhận) được. Xem thử: “Governor Cuomo has completely lost control. Sad!”, “Biden will also raise your taxes like never before. Sad!” and “These are “Organized Groups” that have nothing to do with George Floyd. Sad!”
- Split screen: Màn hình có nhiều ô cửa sổ để theo dõi nhiều thông tin khác nhau, nhưng trong giai đoạn “bút chiến” giữa hai nhóm báo chí ủng hộ và phản đối Trump, người xem truyền hình thường chứng kiến two distinct media bubbles trong cùng thời điểm, với nghĩa là thông tin hai chiều.
- Witch-hunt: cuộc săn phù thủy, nhưng ý Trump nói về cuộc điều tra gian lận.
Rất có thể, với tầm ảnh hưởng của Trump – dù tích cực hay tiêu cực – khá nhiều từ và cách dùng từ lạ lẫm sẽ sớm làm dày thêm cuốn từ điển.
Hãy theo dõi Reflective English trên trang Facebook “Reflective English,” nhóm “Biên – Phiên Dịch Tiếng Anh | Reflective English” và nhóm “Tiếng Anh Phổ Thông | Reflective English” nhé!
Xem thêm