Electoral votes versus popular votes (Part 1)
(REFLECTIVE ENGLISH) – Loạt bài viết về Bầu cử Tổng thống Mỹ chủ yếu nhằm giới thiệu cho bạn đọc những từ ngữ phổ biến trong tiếng Anh liên quan đến sự kiện này, chứ không nhằm phân tích bên thắng-bên thua. Do sử dụng nguồn tin từ một số bài báo Mỹ, nên rất có thể có những chỗ trích từ nguyên bản ít nhiều mang tính định kiến, nhưng đó không phải là chủ đích cũa Ban Biên soạn Reflective English.
Nghe đến hai chữ electoral vote – phiếu đại cử tri – là bạn có thể khẳng định ngay đó là chuyện bầu cử ở Mỹ. Tôi chưa từng nghe có nơi nào trên thế giới mà một tổng thống không được bầu trực tiếp qua popular votes – phiếu phổ thông – nhưng là qua phiếu đại cử tri như ở Mỹ.
Bầu cử Mỹ đã đến thật gần, và bài viết chỉ nhằm cung cấp cho độc giả một cái nhìn lướt qua, một bird’s eye view về cuộc đua ít nhiều tốn kém và khốc liệt này, cùng những từ tiếng Anh dùng rất phổ biến trên báo chí về sự kiện này.
Bầu cử Mỹ có lẽ là sự kiện tốn nhiều giấy mực nhất trên thế giới, không chỉ vì vai trò superpower – siêu cường của Mỹ, mà còn vì đôi khi xảy ra tranh cãi quanh chuyện vì sao một ứng viên giành nhiều hơn số phiếu cử tri phổ thông cuối cùng lại thua cuộc do bị kém về electoral vote tally – tổng số phiếu đại cử tri. Trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016, ứng viên Dân chủ Hillary Clinton đạt số popular votes nhiều hơn ứng viên Cộng Hòa Donald Trump đến 3 triệu phiếu, nhưng cuối cùng thất bại do ít electoral votes hơn, 232 so với 306. Vì sao có tình trạng dị biệt này?
Hiến pháp Mỹ quy định số đại cử tri bằng với tổng số thành viên lưỡng đảng Quốc hội, tức 535, gồm 100 thành viên Thượng viện – tức Senators – và 435 thành viên Hạ viện – Representatives of the House. Riêng District of Columbia – nơi có Washington City là Thủ đô Mỹ - có số phiếu đại cử tri là 3, bằng với số phiếu dành cho bang nhỏ nhất. Số phiếu đại cử tri mỗi bang bằng với số thành viên Hạ viện đại diện cho bang đó, và do đó, tổng số phiếu đại cử tri toàn nước Mỹ là 538. Ứng viên tổng thống nào đạt quá bán trong tổng số 538 phiếu đại cử tri, tức là 270, sẽ thắng cử.
Cũng cần nói thêm là trong khi số thành viên Hạ viện của mỗi bang căn cứ vào quy mô dân số, thì số thượng nghị sĩ được quy định là 2 cho mỗi bang. Do vậy, bang California với dân số xấp xỉ 40 triệu có đến 55 phiếu đại cử tri, trong khi bang Montana chỉ có 3 phiếu do dân số chỉ khoảng 1 triệu người. Và khi kiểm phiếu phổ thông, thì the winner takes all, nghĩa là nếu ứng viên giành quá bán số phiếu phổ thông ở California, thì đương nhiên sẽ giành toàn bộ 55 phiếu đại cử tri ở đó.
Do vậy, chẳng ngạc nhiên nếu Hillary Clinton giành số phiếu phổ thông áp đảo đến hàng triệu ở một số bang để có tổng số vượt trội, nhưng vẫn thua Donald Trump khi mà ứng viên Cộng hòa chỉ cần vượt một vài ngàn phiếu ở một số bang chiến trường - battleground states - để giành nhiều electoral votes hơn. Cũng xin lưu ý rằng hai cụm từ battleground states và swing state là như nhau, và từ swing có nghĩa là một số lượng cử tri nào đó có thể swing onto the other camp và ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Có nhiều người hiểu lầm rằng số phiếu phổ thông có ít giá trị, mà phiếu đại cử tri mới quyết định, mới là final say. Thực ra, như ví dụ vừa nêu ở California, nếu ứng viên tổng thống nào giành đa số phiếu phổ thông, thì đương nhiên toàn bộ đại cử tri trong bang theo luật phải dồn phiếu cho ứng viên đó.
Election Day kỳ bầu cử sắp tới được ấn định vào ngày 3-11-2020. Thực ra, theo Hiến pháp Mỹ, Election Day được quy định là On the Tuesday following the first Monday of November in years divisible by four, the people in each State cast their ballots. Nghĩa là kỳ bầu cử kế tiếp nữa, người dân sẽ cast their ballots vào ngày 5-11-2024 chứ không phải ngày 3-11 như năm nay.
Sau khi có kết quả bầu cử thì ứng viên thắng cử sẽ có một acceptance speech, thực chất là một bài diễn văn ăn mừng thắng cử, trong khi ứng viên kia sẽ có một concession speech, tức diễn văn thừa nhận thua cuộc.
Thường thì các bài diễn văn này sẽ được trình bày ngay buổi tối Election Day khi mà kết quả đã rõ ràng. Tuy nhiên, khi một election race được xem là too close to call, tức chênh lệch quá ít, quá sít sao, thì ứng viên thất thế sẽ không sẵn sàng đưa ra concession speech mà chờ recounting ballots or have the results decided by the court, cho dù ứng viên kia có đọc diễn văn thắng cử.
Khi đã có kết quả chính thức, ứng viên thắng cử sẽ được gọi là tổng thống đắc cử, tức President-elect, và chỉ khi nào chính thức nhậm chức vào ngày 20-1 năm kế tiếp sau một inaugural speech – diễn văn nhậm chức – thì mới được gọi là tổng thống. Trong khi đó, tổng thống đương nhiệm – incumbent president – sẽ tiếp tục his presidency until January 20.
(Xem tiếp trên mục Real-Life English ngày thứ Tư, 30-9)
Hãy theo dõi Reflective English trên trang Facebook “Reflective English,” nhóm “Biên – Phiên Dịch Tiếng Anh | Reflective English” và nhóm “Tiếng Anh Phổ Thông | Reflective English” nhé!
Xem thêm