Dịch tục ngữ?
(REFLECTIVE ENGLISH) – Nếu dịch nghĩa là phản, to translate is to betray, thì điều này đặc biệt đúng khi đề cập đến tục ngữ (proverbs) hay thành ngữ (idioms). Nếu bạn bỏ công tìm thành ngữ “Lúng túng như gà mắc tóc” trong tiếng Anh chẳng hạn, thì có lẽ bạn sẽ uổng công. Thử google thành ngữ này, kết quả “Embarassing as a chicken with hair” chắc chắn sẽ khiến cho bạn thật sự… lúng túng.
Tục ngữ và thành ngữ vốn mang tính đặc thù của một nền văn hóa, lịch sử nên khó mà tìm kiếm sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ khi đề cập đến proverbs and idioms. Dĩ nhiên, ở một số nền văn hóa có sự giao thoa sâu rộng trong các phạm trù lịch sử hay tôn giáo chẳng hạn, thì tình trạng tương đồng trong tư duy xã hội hay việc vay mượn thành ngữ-tục ngữ lẫn nhau cũng ít nhiều xảy ra.
Vậy chúng ta thử tìm hiểu xem cái “ít nhiều xảy ra” đấy giữa hai ngôn ngữ Anh-Việt như thế nào nhé.
Như mọi người đều biết, trong khi thành ngữ thường là một tập hợp từ cố định mà nghĩa của nó đã thoát khỏi nguyên nghĩa của các từ tạo nên nó, thì tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống hay một chân lý phổ quát.
Câu tục ngữ “Sai một ly đi một dặm” đúng là một đúc kết kinh nghiệm sống giá trị. Thử google câu này, các bạn thấy cụm từ “One wrong miss a mile.” Tuy nhiên, cụm từ này không thấy có trong các thành ngữ-tục ngữ tiếng Anh.
Nhưng, khoan đã… Trong tiếng Anh có thành ngữ “A miss is as good as a mile.” Rất gần đấy chứ! Lưu ý, chữ good ở đây không có nghĩa là “tốt” mà là “full” hoặc “effective”.
Thêm một ví dụ khác: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã,” một câu tục ngữ rất phổ biến ở Việt Nam về tầm quan trọng của mối quan hệ gia đình, bà con. Câu tiếng Anh gần nhất hẳn là “Blood is thicker than water.”
Rất gần, nhưng cần lưu ý rằng, không có thật nhiều điểm tương đồng giữa hai ngôn ngữ khi nói về thành ngữ và tục ngữ; hoặc thậm chí khi chúng có sự tương đồng về nghĩa, thì lắm khi bên này có vần có điệu nhiều hơn, thì phía bên kia lại không. Tìm tục ngữ-thành ngữ tương đương giữa hai ngôn ngữ quả là thiên nan vạn nan.
Nghĩa là chúng ta đành hài lòng khi ghép “Mất bò mới lo làm chuồng” với “To close the stable door after the horse has bolted,” rằng “Rụng như sung” có thể đi đôi với “To drop like flies,” rằng “Như muối bỏ biển” là anh em sinh đôi của “A drop in the bucket/ocean,” hay “Nắm dao đằng lưỡi” có họ hàng xa với “To hold the shorter end of the stick.”
Trau dồi hiểu biết về sự tương đồng ít nhiều giữa hai ngôn ngữ Anh-Việt, nhất là trong phạm vi hẹp của thành ngữ-tục ngữ, chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho công việc dịch thuật. Nhưng trên hết, việc hiểu những thành ngữ-tục ngữ tiếng Anh giúp mở ra một cánh cửa sổ để tìm hiểu sâu thêm về những nét đặc thù của một nền văn hóa. Và nó cho phép chúng ta thưởng thức thêm nhiều cái mới.
Tin tức liên quan
21/08/2021 | 5560 Lượt xem
01/08/2021 | 1504 Lượt xem
22/11/2020 | 3029 Lượt xem
13/12/2020 | 4682 Lượt xem
21/09/2021 | 3503 Lượt xem
18/08/2021 | 8345 Lượt xem
18/10/2020 | 4115 Lượt xem
25/08/2021 | 2132 Lượt xem
15/07/2021 | 2059 Lượt xem
25/10/2020 | 2203 Lượt xem
04/06/2021 | 2002 Lượt xem
28/08/2020 | 5010 Lượt xem
30/08/2020 | 3004 Lượt xem
08/09/2021 | 1999 Lượt xem
30/09/2020 | 2444 Lượt xem
31/08/2021 | 8093 Lượt xem
01/11/2020 | 1875 Lượt xem
08/11/2020 | 2952 Lượt xem
09/09/2020 | 2853 Lượt xem
01/06/2021 | 1568 Lượt xem
13/08/2021 | 2518 Lượt xem
Xem thêm